Tháng Ba 11

Plugin là gì? Nên cài đặt Plugin nào cho WordPress của bạn

Tự học Wordpress

0  comments

  • Home
  • |
  • Blog
  • |
  • Plugin là gì? Nên cài đặt Plugin nào cho WordPress của bạn

Chắc bạn đã từng nghe nói tới WordPress Plugin, tuy nhiên vẫn còn chưa hiểu rõ Plugin là gì? Cách cài đặt và quản lý Plugin? Nên cài đặt những Plugin nào trong WordPress.

Tất cả bạn cần làm chỉ là kéo xuống để tìm hiểu về Plugin trong wordpress nhé nhé!

Plugin là gì

Plugin là một phần mềm chứa một hoặc nhiều chức năng dùng để thêm vào trong WordPress. Nó giúp mở rộng chức năng hoặc thêm các tính năng mới vào các trang WordPress của bạn. Các Plugin trong WordPress thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và tích hợp hoàn hảo với WordPress.

plugin là gìCó tới hàng ngàn Plugin khác nhau. Về cơ bản WordPress sẽ không thể nào cung cấp đầy đủ các tính năng đặc biệt cho người dùng. Và hầu hết người dùng WordPress đều không giỏi về code.

Chính vì thế. khi ai đó có nhu cầu về một tính năng  trong WordPress, sẽ có người làm Plugin đó – thường là bên thứ 3. Việc này giúp cho người dùng đỡ mất công tìm hiểu về bất cứ dòng code nào.

Dĩ nhiên plugin sẽ có loại miễn phí và loại trả phí. Mình sẽ giới thiệu các loại plugin miễn phí đủ sử dụng cho các bạn mà không cần mất đồng nào. Kéo xuống đọc tiếp để xem đó là plugin gì nhé!

Các loại Plugin WordPress phổ biến

Nói về chức năng của một Website WordPress sẽ gồm rất nhiều loại như soạn thảo, thống kê lượng truy cập, chỉnh sửa giao diện …

Và Plugin cũng sẽ phân loại dựa theo chức năng của nó. Sau đây là danh sách tổng hợp những Plugin cụ thể và chức năng của nó

Plugin soạn thảo văn bản trong WordPress

Đối với các phiên bản WordPress 4.9x trở về trước, giao diện soạn thảo văn bản của WordPress nhìn khá chi là đơn giản và thiếu công cụ soạn thảo tương tự như Microsoft Word.

Hầu hết người dùng WordPress đều sử dụng công cụ TinyMCE Advanced – Plugin chỉnh sửa văn bản mạnh mẽ, đủ để bạn tạo và chỉnh sửa bài viết dễ như trong Word.

Hiện nay, kể từ phiên bản 5.0, Gutenberg đã được đặt làm plugin soạn thảo văn bản mặc định. Giao diện tương đối dễ sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không quen thì nên cài đặt Plugin Classic Editor để đưa về giao diện soạn thảo cũ.

Plugin nén ảnh, tối ưu hình ảnh trong WordPress

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố chính để xếp loại WordPress trong Google Tìm kiếm. Một trong những nguyên nhân khiến cho tốc độ WordPress của bạn chậm là do File ảnh quá nặng.

Rất may, có rất nhiều plugin xuất hiện để giải quyết nhu cầu nén ảnh, giúp bạn tối ưu hình ảnh trong WordPress.

Plugin thống kê truy cập WordPress

Bạn muốn biết số lượng người truy cập WordPress của bạn? Số lượng người đang online? Hay trang nào đang có lượng người truy cập nhiều nhất?

Plugin thống kê truy cập WordPressBạn chỉ cần cài đặt plugin Jetpack – Chuyên gia theo dõi trang website của bạn bao gồm lượt xem, lượt tìm kiếm, thống kê chi tiết … từ đó sẽ giúp bạn lên ý tưởng cho nội dung WordPress tiếp theo.

Bên cạnh đó còn có một số plugin thống kê khác như là:

Plugin SEO wordpress

Nói về plugin hỗ trợ cho SEO WordPress thì không thể nói đến plugin in YOAST SEO, đây là plugin seo dành cho wordpress tốt nhất tính tới thời điểm hiện tại.

Plugin SEO wordpressChỉ cần cài đặt phiên bản miễn phí là quá đủ để bạn viết bài chuẩn SEO, xem phân bổ từ khóa, khả năng đọc của bài viết… từ đó tối ưu nội dung blog wordpress của bạn.

Hướng dẫn: Cài Đặt Yoast Seo Và Khai Báo Google

Nếu như bạn muốn trải nghiệm thêm plugin về SEO nữa thì hãy thử Rank Math nhé. Đây cũng là một công cụ miễn phí nhưng sức mạnh về SEO của nó thì hoàn toàn không thua kém YOAST SEO.

Đọc thêm: Đánh giá Rank Math của Matthewwoodward

Plugin font chữ cho WordPress

WordPress có hỗ trợ các font chữ đơn giản dành cho Tiếng Việt. Tuy nhiên nếu bạn cũng sử dụng thì khá là giống nhau đúng không?

Rất nhiều theme WordPress hiện này đều tích hợp font Google vào trong.

Nếu theme của bạn chưa có thì sao? Bạn muốn sự khác biệt? 

Đừng lo lắng, hãy cài đặt plugin Easy Google Fonts – hỗ trợ các font đơn giản của Google. Đủ để bạn sử dụng và tạo sự riêng biệt về font chữ cho trang WordPress của mình rồi đó.

Plugin chỉnh sửa giao diện wordpress

Hầu hết các theme đều không hỗ trợ thiết kế giao diện riêng biệt mà sử dụng plugin của bên thứ 3. Thao tác đều là kéo-thả giúp bạn dễ dàng xây dựng landing page đẹp.

Nếu như bạn muốn tùy biến trang chủ hoặc các trang bán hàng dạng landing page thì đừng bỏ qua plugin Elementor nhé. Cách sử dụng và cài đặt đã được mình viết trong bài viết này: Hướng dẫn thiết kế trang chủ bằng Elementor

Ngoài ra còn có một số plugin khác bạn có thể tham khảo như: Visual Composer, Beaver Builder hay SiteOrigin

Plugin Dịch WordPress

Plugin dịch là công cụ giúp bạn dịch website WordPress sang ngôn ngữ khác. Nó dịch được mọi thứ từ nội dung, menu, đến widget.

Nếu bạn muốn chinh phục thị trường toàn cầu thì chắc hẳn bạn sẽ cần một plugin giúp bạn dịch thật nhiều ngôn ngữ nhất có thể!

Chính vì thế mà plugin dịch ra đời giúp cho cộng đồng làm wordpress đỡ phải đau đầu tìm cách dịch thông qua các freelancer khác.

Trước khi chọn plugin dịch, hãy đảm bảo WordPress theme của bạn có hỗ trợ cho phần dịch thuật

Một số plugin dịch wordpress đó là: Weglot Translate, GTranslate, PolylangGoogle Language Translator

Plugin tạo menu

Chắc bạn cũng để ý, quyển sách nào cũng sẽ có phần mục lục để người dùng dễ dàng biết được thông tin chính của quyển sách đúng chứ?

Đôi khi một bài viết quá nhiều thông tin sẽ khiến cho người đọc khó tìm kiếm được nội dung mình cần. Chính vì thế mà plugin Easy Table of Contents ra đời.

Nó giúp bạn tạo mục lục nội dung bài viết ở đầu bài. (Có thể xem trên đầu bài viết của mình để thấy rõ Plugin này nhé)

Plugin đăng ký nhận tin

Mỗi khách hàng truy cập vào trang wordpress của bạn đều rất quý giá. Chính vì thế, làm cách nào để khiến họ quay trở lại website của bạn?

Chắc hẳn khi lướt các trang web wordpress khác, bạn sẽ nhìn thấy các popup thông báo hoặc các form đề nghị nhận bản tin đúng chứ?

Plugin đăng ký nhận tinĐó chính là cách tạo được danh sách người dùng nhận bản tin cho website của bạn, khiến họ quay lại thông qua phương pháp email marketing.

Một số plugin wordpress hộ trỡ đăng ký nhận tin như: Newsletter, MailPoet Newsletters, ALO EasyMail Newsletter …

Plugin bình luận

Các khung bình luận có sẵn của WordPress khiến bạn chán ư?

Hãy cài ngay WpDiscuz: Thay đổi form bình luận nhàm chán thành bản custom của riêng bạn. Bạn có thể chỉnh sữa các từ ngữ xuất hiện có trong khung bình luận nữa nhé.

Plugin sao lưu dữ liệu

Tưởng tượng một ngày đẹp trời, tự dưng wordpress của bạn mất sạch dữ liệu, hosting bị reset hay hết date và bạn mới ngớ người ra, đã quá trễ…

Mình đã từng rơi vào hoàn cảnh này nên cứ cách tuần là mình phải sao lưu 1 lần. Đừng để những dữ liệu quý giá mà bạn đã mất công xây dựng mất đi một cách như vậy.

Một số plugin giúp bạn back up dữ liệu như: All-in-One WP Migration, BackupBuddy, Duplicator

Ngoài ra bạn có thể sao lưu trực tiếp dữ liệu trên hosting của mình. Và sử dụng thêm plugin trong trường hợp dự phòng.

Plugin tạo cửa hàng và thanh toán

Chắc hẳn khi làm website WordPress nhiều bạn sẽ có nhu cầu xây dựng thành một cửa hàng online, hỗ trợ trong việc bán hàng và thanh toán trực tuyến.

Plugin tạo cửa hàng và thanh toán trong wordpressVà dĩ nhiên 1 plugin nổi tiếng không thể bỏ qua đó là Woocommerce. Một plugin hỗ trợ tối đa cho các cửa hàng online như hỗ trợ giao diện cửa hàng, thanh toán, gửi thông tin khách hàng về email…

Plugin chia sẻ mạng xã hội wordpress

Đôi khi bạn lướt các trang Website sẽ thấy phần chai sẻ trên mạng xã hội như Facebook, Pinterest …

Đó chính là nhờ các plugin hỗ trợ việc chia sẻ mạng xã hội, có thể kể đến đó là: UltimatelySocial, MashShare, Monarch hay Easy Social Sharing Buttons.

Plugin chia sẻ mạng xã hội wordpressMột số theme wordpress cũng đều hỗ trợ chức năng này vì nó rất quan trọng trong việc lan truyền nội dung đến với công đồng và tất nhiên là tốt cho SEO nữa.

Plugin tạo form đăng ký

Hầu hết các trang web đều có phần thông tin liên hệ của khách hàng hay người dùng như hình.

Một số plugin giúp bạn tạo form đăng ký tùy chỉnh theo ý thích như: Contact Form 7, Gravity Forms, Ninja Forms

Hầu hết các form plugin này sẽ hỗ trợ cho bạn các thông tin cần thiết như tên, địa chỉ email, số điện thoại … và gửi về email thông báo trong wordpress của bạn.

Ngoài ra việc tạo danh sách thông tin người dùng còn hỗ trợ bạn trong việc triển khai Email Marketing.

Plugin tối ưu tốc độ tải trang

Nói về tối ưu tốc độ tải trang sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố, như cache, hình ảnh, mã css và js …

Plugin tối ưu tốc độ tải trangNgoài plugin về tối ưu hình ảnh trong wordpress, thì còn có những công cụ khác hỗ trợ tải trang nhanh hơn như

  • WP Super Cache: phép cache và tăng tốc độ tải trang rất tốt.
  • WP Minify Fix: Tối ưu hóa JS và CSS

Bên cạnh đó việc tối ưu theme và thiết kế trang chủ đơn giản nhất có thể sẽ giúp bạn tăng được tốc độ tải wordpress của mình.

Plugin chặn spam

Có khi nào bạn nhận được hàng tá các bình luận không liên quan? Ghi bằng tiếng anh sau đó kèm một đống link lạ hoắc?

Đó chính là các spammer có hại đó, bạn có thể cài ngay plugin Akismet Anti-Spam để giảm ngay các bình luận rác trong trang WordPress của bạn.

Plugin tạo bảng trong wordpress

Đôi khi bạn sẽ cần làm các bảng như trong Excel khi viết bài trong wordpress. Thế thì công cụ TablePress là thứ bạn cần.

Nó giúp bạn tạo được các bảng tương tự như trong Word, Excel. Bên cạnh đó còn kèm thêm các thiết kế riêng biệt

Plugin hỗ trợ tạo Shortcodes

Shortcode là 1 đoạn mã ngắn gắn với 1 chức năng mà đã được viết sẵn. Bạn chỉ cần copy đoạn shortcode này thì sẽ hiện ra chức năng mà bạn mong muốn.

Plugin Shortcodes phổ biến nhất phải nói tới Shortcodes Ultimate. Đây là công cụ giúp bạn tạo ra các nội dung đẹp cho bài viết của bạn, bao gồm cả tạo bảng, danh sách, nút nhấn …

Cách tải và cài đặt Plugin

Hầu hết các Plugin sẽ có sẵn trên kho tài nguyên của WordPress để bạn dễ dàng cài đặt

Với một số Plugin đặc biệt, có chức năng xịn hơn (gọi là plugin premium) thì có thể được cung cấp dưới gói cài đặt riêng.

Cơ bản thì cách cài đặt giống nhau, từ trang quản trị wordpress, bạn vào Plugin => cài mới.

Bạn sẽ vào được giao diện như sau:

Nhập từ khóa plugin bạn cần vào để tìm kiếm. Sau đó ấn vào cài đặt

Đợi một lát để wordpress tải xuống hoàn tất, rồi bạn ấn vào Kích hoạt

Đó là cách cài đặt dành cho plugin có sẵn.

Đối với plugin được cung cấp dưới gói dữ liệu riêng, thường là .zip. Thì bạn sẽ cài đặt như sau:

Ấn vào nút Tải Plugin lên ở trên đầu trang plugin => Chọn tệp => tìm plugin cần cài (phải có dạng .zip) sau đó tiến hành cài đặt và kích hoạt bình thường.

Bạn cũng có thể vào trang sau đây để tải plugin thành gói riêng để cài đặt: Tải plugin WordPress

Quản lý Plugin

Quản lý plugin bao gồm việc bật, tắt hoặc nâng cấp plugin. Tùy biến plugin hoặc xóa plugin không sử dụng nữa.

Bạn vào trong Plugin => Plugin đã cài đặt sẽ thấy phần quản lý Plugin:

Quản lý pluginĐể Bật Plugin hay kích hoạt Plugin, bạn chỉ cần ấn vào nút Kích hoạt là được. Tương tự, để tắt Plugin, bạn chỉ cần ấn vào nút ngừng kích hoạt trong WordPress là xong. Đơn giản đúng không?

Để Cập nhật plugin, bạn cũng làm tương tự, ấn vào nút nâng cấp ( hoặc kích hoạt) là xong.

Mẹo: Bạn có thể chọn vào ô trống bên cạnh một lúc nhiều Plugin để bật hoặc tắt hàng loạt.

Để Xóa Plugin trong wordpress, bạn cần tắt kích hoạt plugin trước, sau đó mới có thể ấn nút xóa.

Bạn lưu ý: không nên cài quá nhiều plugin vì nó ảnh hưởng tới tốc độ tải trang Web của bạn. Chỉ nên cài những Plugin cần thiết mà thôi!

Tổng kết và một số lỗi câu hỏi thường gặp về Plugin

Thế là bạn đã biết được plugin là gì? Và có những loại cũng Plugin nào, cũng như cách sử dụng và quản lý chúng.

Giờ mình sẽ tổng hợp lại các Plugin WordPress thông dụng nhất nhé:

  • Akismet Anti-Spam: chặn spam
  • Jetpack: Theo dõi lượt xem, lượt tìm kiếm, thống kê chi tiết …
  • Easy Google Fonts: hỗ trợ các font đơn giản của Google
  • TinyMCE Advanced: công cụ chỉnh sửa văn bản
  • TablePress: Công cụ tạo bảng
  • Easy Table of Contents: tạo mục lục nội dung bài viết
  • WP Super Cache: Tối ưu tốc độ truy cập cho Website của bạn.
  • WpDiscuz: Thay đổi form bình luận
  • Yoast Seo: Công cụ hỗ trợ Seo

Một số câu hỏi thường gặp

Plugin bị chặn?

Nguyên nhân thường là do plugin đã hết date và phiên bản WordPress mà bạn đang sử dụng không còn hỗ trợ. Trong trường hợp này bạn nên tìm Plugin phiên bản mới nhất có hỗ trợ wordpress của bạn, hoặc tìm Plugin khác có chức năng tương tự

Không cài được Plugin WordPress?

Nguyên nhân tương tự như trên. Hoặc có thể do Plugin của bạn đã bị lỗi khi tải, bạn hãy thử tải lại bản khác xem sao nhé

Không tải được Plugin WordPress?

Thường là do phiên bản WordPress của bạn không còn hỗ trợ Plugin này nữa

5 1 vote
Article Rating

About the author 

Duy Pham

Tôi là Duy. Là một kĩ sư nhiệt lạnh, đam mê công nghệ và MMO. Chúc bạn tìm được bí quyết xây dựng hệ thống MMO bền vững ở trong Blog này.

Bạn có thể quan tâm

[Update] Các thuật ngữ WordPress và định nghĩa mà bạn cần biết

Tổng quan về tên miền và hosting

Widget là gì? Cách thêm và sử dụng Widget trong WordPress

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x